PAYAP INC. là Start up công nghệ đến từ Hàn Quốc, chúng tôi đã nhận được khoảng đầu tư từ Spring Camp (Công ty chị em của Naver). Tầm nhìn của công ty hướng đến việc xây dựng một thị trường không biên giới thật lớn mạnh.
CƠ CẤU KẾ HOẠCH KINH DOANH – MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
BỐI CẢNH CÔNG TY
Ảnh 1 Kế hoạch phát triển của PAYAP.INC
Tầm nhìn
Chúng tôi lên kế hoạch cho việc đảm bảo nguồn dữ liệu khách hàng và thu thập VOC dựa trên SaaS của người bán hàng tại Việt Nam. Vào quý IV năm 2021, chúng tôi sẽ mang đến một nền tảng thương mại điện tử chưa từng xuất hiện trước đây và giới thiệu rộng rãi ở khu vực Đông Nam Á vào năm 2022.
Thành viên
PAYAP.INC được thành lập vào tháng 3 năm 2019 và có trụ sở tại Gangnam, Seoul. Văn phòng đại diện tại Việt Nam được thành lập vào tháng 7 năm 2020 và bắt đầu hoạt động vào tháng 8 do ảnh hưởng của Covid 19, chúng tôi đã hoàn thành việc thiết lập công ty và những nghiên cứu tổng quan về thị trường. Văn phòng hiện đang trong quá trình chuyển đổi thành công ty và dự kiến sẽ hoàn tất các thủ tục vào tháng 9 năm 2021.
Tại Hàn Quốc, đội ngũ phát triển sản phẩm của chúng tôi có 5 thành viên chính. CTO, kỹ sư về máy chủ (Server) và dữ liệu (Data), nhà thiết kế UX/UI và các kỹ sư phát triển giao diện web (Front developer) làm việc toàn thời gian. Dự kiến trong năm 2021, đội ngũ phát triển sản phẩm sẽ có 10 thành viên.
Ở Việt Nam hiện tại, chúng tôi có 6 thành viên trong đội ngũ vận hành và chăm sóc khách hàng. Trong đó có COO, 1 nhân viên Marketing và 1 nhân viên Sales cao cấp cùng với 3 thành viên trẻ hỗ trợ cho họ. Đối với đội ngũ nhân viên tại Việt Nam, chúng tôi dự định sẽ gia tăng số lượng nhân sự khoảng 10-12 nhân viên trong năm nay nhằm nâng cao năng lực quản lý khách hàng, chủ động tiếp cận với cả người bán và người mua.
Ảnh 2 Cơ cấu nhân sự của PAYAP.INC
Tóm tắt thông tin
Giới thiệu về các nhà sáng lập
CEO: Hur KyungSeok CTO: Lim Seokbum COO: Park Sungsu
CEO Kyungseok Huh, trong khi làm việc cho hệ thống di động Kakao trước khi thành lập PAYAP INC., đã chịu trách nhiệm phát triển mảng kinh doanh taxi/tìm tài xế, quản lý các bên cung ứng và đối tác.
Về phương diện dịch vụ công nghệ thông tin, anh là người lên kế hoạch chiến lược, phát triển kinh doanh, liên kết và đảm bảo các nguồn lực. Tháng 12 năm 2015, anh bán lại công ty Startup mình đang điều hành dưới vai trò Phó chủ tịch kiêm Giám đốc cho tập đoàn Kakao, qua đó anh có được kinh nghiệm quản lý, vận hành công ty cũng như quản lý các khoản đầu tư. Trước lần khởi nghiệp đầu tiên, anh đã có kinh nghiệm thực hiện rất nhiều dự án R&D liên quan đến lĩnh vực di động, TV tại KT và LGU+.
CEO Kyungseok Hur có bằng cử nhân và thạc sĩ kỹ sư công nghiệp (Industial Engineering) tại Đại học Seoul, cùng với những kinh nghiệm về quản lý sản xuất, kinh doanh và kỹ tài chính. Luận văn thạc sĩ của anh viết về các thuật toán máy tính liên quan đến việc xử lý hình ảnh.
CTO Seokbeom Lim có kinh nghiệm phát triển và vận hành dịch vụ tại rất nhiều công ty công nghệ thông tin như Kakao, Upbit và Job Planet. Đặc biệt, các công ty này đều phát triển và vận hành những dịch vụ với hơn 10 triệu người dùng, chúng có những ưu điểm trong việc xử lý giao dịch tại thời gian thực, cơ cấu thiết kế và vận hành ổn định ở mức 1 triệu USD.
COO (Trưởng văn phòng đại diện Việt Nam) Sungsu Park có kinh nghiệm học tập và làm việc tại nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Úc, Đức và Pháp. Anh tốt nghiệp từ French Grand Ecoles với bằng Thạc sĩ quản trị và có nhiều kinh nghiệm làm việc trên toàn cầu cho một startup công nghệ thông tin tại Đức. Dựa trên những kỹ năng thực tế về marketing và sales B2B, anh chịu trách nhiệm trong việc phát triển, duy trì và cải thiện môi trường dịch vụ. Hiện tại, Sungsu Park đang quản lý văn phòng Việt Nam và thành công tiếp cận với 5000 người bán hàng địa phương.
Ji-o Hong, thành viên có kinh nghiệm làm việc sâu rộng trong lĩnh vực thương mại điện tử, đã tham gia phát triển công cụ tìm kiếm AI cho Coupang và Kakao Brain. Trong giai đoạn 2014-2017, anh đã xây dựng hệ thống tìm kiếm và phát triển hệ thống sao cho phù hợp với từng giai đoạn tăng trưởng của Coupang. Anh hoàn thành bằng thạc sĩ khoa học máy tính (Computer Science) tại Đại học Seoul với luận văn về học máy (Machine learning) trong xử lý hình ảnh. Trước khi đến với PAYAP INC., anh đã làm việc tại Kakao Brain để phát triển hệ thống tìm kiếm và nhận diện khuôn mặt.
Phân tích SWOT
Điểm mạnh (Strengths)
- Lợi thế về kỹ thuật nhờ thành phần nhân sự có trình độ cao
- Kinh nghiệm phong phú với các thị trường nước ngoài
- Các mối quan hệ của COO trên thế giới
- Ra quyết định nhanh chóng và phương pháp vận hành.
- Được đầu tư bởi Spring Camp, một công ty con của Naver, và chuyển giao kỹ thuật.
Điểm yếu (Weaknesses)
- Sự khác biệt giữa đội ngũ phát triển sản phẩm và đội ngũ vận hành.
- Xung đột trong việc bản địa hóa các dịch vụ
- Khó mở rộng quy mô do Covid 19
- Môi trường khó thu thập VOC
Cơ hội (Opportunities)
- Đảm bảo nguồn vốn hoạt động thông qua đầu tư bổ sung và hỗ trợ
- Sử dụng Digital Marketing có thể giới thiệu dịch vụ khắp Đông Nam Á
- Thế mạnh từ việc thâm nhập trực tiếp vào thị trường Việt Nam
- Số lượng người dùng đang tăng lên nhanh chóng
- Cơ cấu hoạt động cho phép có thể ra quyết định tốt nhất ngay lập tức
Thách thức (Threats)
- Giảm tốc độ chuyển đổi của công ty do Covid 19
- Tình hình chung khó mở rộng quy mô
- Khó khăn về kinh tế của nhóm đối tượng mục tiêu
- Khó tuyển dụng nhân sự do Covid19
Sản phẩm và dịch vụ
Người bán hàng cá nhân có những hạn chế trong việc phát triển kinh doanh. Có thể kể đến như quy mô phát triển của doanh nghiệp, nhiều kênh bán hàng khác nhau cần vận hành, trong khi đó, chi phí vận hành và quản lý lại không ngừng tăng nhanh. Mức tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh bị hạn chế do sự giới hạn về nguồn lực. Người bán thường thực hiện CS/Sales một cách thủ công bằng cách thương lượng, lên đơn và tự quản lý lịch sử đơn hàng. Để hoạt động kinh doanh tăng trưởng liên tục, sử dụng các công cụ để cải thiện hiêu quả hoạt động và theo dõi thông tin khách hàng là bắt buộc.
Seller problem
Trung tâm người bán hàng của LienMall
Ảnh 3 Tóm lược dịch vụ
Một nền tảng thương mại tổng thể có thể được bán đồng thời trong một chatbot Facebook Messenger và các cửa hàng trực tuyến riêng lẻ bằng cách đăng ký một sản phẩm trong Quản trị viên của người bán.
Khi một sản phẩm được cập nhật trong Trung tâm người bán LienMall, sản phẩm đó có thể được liên kết tự động
ed trong các dịch vụ liên quan đến LienMall. Nó cũng cung cấp các giải pháp quản lý người mua một
d chức năng quản lý sản phẩm.
Đây là trung tâm quản trị người bán, nơi bạn có thể đăng ký chỉ bằng một số điện thoại và
mở Facebook và trang web cá nhân.
Một nền tảng thương mại toàn diện có thể bán được sản phẩm thông qua Facebook Messenger chatbot cũng như cửa hàng trực tuyến cá nhân bằng cách đăng ký sản phẩm trên trang Admin dành cho người bán hàng.
Khi sản phẩm được đăng tải trên Trung tâm người bán hàng của LienMall, thông tin sẽ được liên kết tự động đến các dịch vụ khác của LienMall. Chúng tôi đồng thời cung cấp giải pháp quản lý người mua và chức năng quản lý sản phẩm. Bạn có thể đăng ký Facebook và website cá nhân trên trang admin chỉ với số điện thoại di động.
LienMall chatbot
Ảnh 4 Lienmall chatbot
Cung cấp nền tảng cửa hàng tự động dựa trên một chatbot đơn giản. Quản lý thông tin sản phẩm, xác nhận mua hàng và hoá đơn chỉ với ứng dụng Facebook Messenger. Khi người mua bắt đầu tìm kiếm sản phẩm thông qua Messenger, danh sách cũng như thông tin sản phẩm của người bán có thể được hiển thị thông qua những nút tương tác trong khung chat. Hơn thế nữa, nếu bạn muốn mua sản phẩm, bạn có thể đặt hàng, kiểm tra hoá đơn và theo dõi quá trình vận chuyển mà không cần thông qua người bán hàng.
Nhờ những tính năng thương mại trực tuyến được cài đặt trong Messenger, người bán có thể đồng thời quản lý cả sản phẩm và người mua hàng.
LienMall Link service
Ảnh 5 Lienmall link
Dịch vụ LienMall link phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ. Không chỉ với người bán hàng trên Facebook mà bất kỳ người dùng nào có nhu cầu về một trang bán hàng cá nhân cũng có thể mở trang bán hàng trên LienMall chì với số điện thoại.
Người bán có thể đăng tải sản phẩm của mình lên trang chủ là đã có thể nhận được địa chỉ URL cho trang bán hàng của mình. LienMall link còn có thể được sử dụng như một công cụ Marketing để đăng tải các liên kết mở từ nhiều kênh, nhiều mạng xã hội khác nhau.
Trong trường hợp một influencer muốn bán sản phẩm của mình, họ thường phải quản lý đồng thời nhiều kênh bán hàng. Có nhiều vấn đề phát sinh khi phải quản lý cùng một lúc nhiều kênh như Shopee, Tiki, Lazada hay Instagram, Tiktok, Facebook. Lúc này, thông qua việc đăng tải địa chỉ link từ các trang mạng xã hội kể trên lên LienMall link, influencer có thể quản lý đồng thời nhiều trang mạng chỉ với một trang chủ duy nhất. Thêm vào đó, người bán có thể chọn những chủ đề hiển thị theo sở thích của bản thân và sử dụng chúng sao cho phù hợp cho mục đích của mình.
Các chức năng thương mại điện tử cơ bản cũng được tích hợp trong các đường link. Người bán hoàn toàn có thể bán sản phẩm, quản lý hàng hoá và nhận thông báo đơn hàng qua SMS. Đồng thời, LienMall link sẽ được quản lý qua app trên Google Play Store và Apple Store vào nửa cuối năm 2021, sản phẩm này sẽ được giới thiệu như một cửa hàng cá nhân trên thị trường cũng như khi chúng tôi phát triển dịch vụ thị trường mở.
Phân tích thị trường
Ảnh 6 Phân tích thị trường Đông Nam Á
Thị trường thương mại trực tuyến khu vự Đông Nam á ước tính đạt 153 tủ USD vào năm 2025 với mức tăng trường hàng năm hơn 39%. Trước đây, thường những mặt hàng có giá cao như đồ điện tử được mua trực tuyến, nhưng kể từ năm 2020, các mặt hàng đã được mở rộng sang cả những mặt hàng tạp hoá, như yếu phẩm và quần áo.
- Shopee đang củng cố vị thế của mình khi đứng đầu bảng xếp hạng MAU tại thị trường của cả 7 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á vào quý IV năm 2020. Đây là lần đầu tiên trong 3 quý đảo ngược kỷ lục của Lazada, công ty con của Alibaba, công ty được đánh giá là có thị trường ổn định tại Đông Nam Á vào năm 2019, thị trường chung đang thay đổi rất nhanh chóng.
Quy mô và đặc điểm của thị trường Việt Nam
Ảnh 7 Phân tích thị trường Việt Nam
- Facebook là nền tảng cơ bản cho các hoạt động trực tuyến tại Việt Nam. Facebook hoạt động như như một nền tảng chính trong cuộc sống hàng ngày và tính đến tháng 3 năm 2021, Facebook đã có 75 triệu người dùng, chiếm hơn 75% tổng dân số.Tương tác bạn bè và các cuộc đối thoại trên Messenger cũng như thương mại trực tuyến đều đang diễn ra sôi động trên nền tảng này.
- Cũng như các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, ở Việt Nam, Shopee đứng đầu thị trường thương mại điện tử trong năm 2020. Số lượng MAUs là 51 triệu, nới rộng khoảng cách với con số 21 triệu của Tiki đứng ở vị trí thứ 2.
- Sự bùng nổ trong việc buôn bán sản phẩm đã qua sử dụng (second-hand) được khởi xướng trước bối cảnh Covid 19. Thị trường này đang phát triển với sự giao dịch đa dạng các mặt hàng như xe máy, bất động sản, thực phẩm và thiết bị gia dụng, theo thống kê, đây là thị trường thương mại lớn thứ 3 tính theo lượng truy cập.
Vấn đề của thị trường Việt Nam
Ảnh 8 Vấn đề của thị trường thương mại Việt Nam
- Nhiều vấn đề và cơ hội đồng thời tồn tại ở thị trường Việt Nam vì cơ sở hạ tầng trực tuyến chưa thực sự phát triển.
- Người bán hàng chủ yếu dùng Facebook để thực hiện các giao dịch cá nhân, tuy việc bắt đầu kinh doanh có vẻ rất dễ dàng nhưng thật sự rất khó để duy trì sự tăng trưởng ổn định cũng như vận hành công việc kinh doanh trên Facebook. Những người bán hàng chuyên nghiệp, người bán sản phẩm đã qua sử dụng thường không phân biệt rõ ràng, số lượng sản phẩm đang được trao đổi, buôn bán cũng rất nhiều và đa dạng. Điểm mấu chốt là phải trả lời các cuộc hội thoại trên messenger, việc này tốn rất nhiều nhân lực.
- Người mua thường khó có thể tìm được thông tin sản phẩm hoặc đặt hàng. Vì đan phần những người bán là người bán hàng nhỏ lẻ, các vấn đề về sản phẩm tồn kho, giảm giá, và tốc độ phản hồi liên tục phát sinh. Mặc dù Google hiện tại đóng vài trò như một công cụ tìm kiếm hữu hiệu thì vẫn còn nhiều giới hạn về mặt tìm kiếm sản phẩm. Việc tìm kiếm nội dung trên các trang mạng xã hội như Facebook hay Instagram có vẻ dễ dàng hơn nhưng các nền tảng này lại không hỗ trợ các chức năng tìm kiếm hay các chức năng mua sắm như các sàn thương mại.
- Những tìm kiếm cơ bản như loại hình sản phẩm, tên sản phẩm, giá đều không có sẵn. Các thị trường mở hiện tại chỉ hỗ trợ tìm kiếm thông tin các sản phẩm đã có trên nền tảng đó và số lượng sản phẩm thì vẫn chưa thể gọi là quá đa dạng.
Chiến lược khác biệt
Ảnh 9 Mô hình thị trường mở của LienMall
- Công ty đặt mục tiêu trở thành cổng thông tin thương mại toàn diện sau khi ra mắt công cụ cụ tìm kiếm thương mại thuận tiện cho việc tìm kiếm thông tin sản phẩm cho người tiêu dùng. Đây là chiến lược để biến LienMall trở thành một nền tảnh tìm kiếm và mua sắm tương tự như Naver Shopping của Hàn Quốc, trong khi chưa có cổng thông tin và công cụ tìm kiếm meta nào ở Việt Nam.
- Để đạt được mục tiêu này, trước tiên chúng tôi cần chuyển đổi những người bán hàng đã sử dụng dịch vụ trước đó sang thị trường mở như những hạt giống, chúng tôi sẽ ra mắt công cụ tìm kiếm meta không chỉ bao gồm những sản phẩm đã đăng ký mà về dài hạn, còn có cả sản phẩm đến từ các nền tảng khác.
- Để thúc đẩy hoạt động bán hàng, sau khi thử nghiệm bản beta của thị trường mở, chúng tôi sẽ thực hiện các deal hot dựa trên sự hợp tác với những người bán hàng và người nổi tiếng. Nếu cần, chúng tôi có thể hỗ trợ người bán hàng cá nhân nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của học bằng cách tìm kiếm những nguồn cung ứng đến từ Hàn Quốc, v.v.
Chiến lược Marketing
Ảnh 10 Chiến lược
- Gia nhập thị trường thương mại trực tuyến Việt Nam theo từng giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, chúng tôi tập trung nâng cao nhận thức và thu hẹp khoảng cách với người tiêu dùng, mục tiêu là tập trung duy trì lưu lượng người sử dụng dịch vụ lần đầu ở mức 30-60 một ngày. Trong giai đoạn hai, chúng tôi tập trung vào việc tăng người dùng thường xuyên và MAU. Ở giai đoạn ba, chúng tôi bắt đầu thu phí chính thức từ việc sử dụng dịch vụ và các hoạt động hợp tác.
- Về phía người bán hàng, hiện tại chúng tôi đang tập trung thu hút các chủ kinh doanh nhỏ chủ yếu thông qua hoạt động Digital marketing và quảng cáo. Thông qua đó chúng tôi có thể thu thập được thông tin khách hàng và phản ánh VOC, nhờ đó có thể mang đến một dịch vụ thích hợp hơn với hệ sinh thái thương mại điện tử tại Việt Nam.
- Từ nửa cuối năm nay, chúng tôi sẽ tập trung bồi dưỡng mối quan hệ với người mua bằng cách trực tiếp phân phối các sản phẩm chất lượng cao ở Việt Nam thông qua việc hợp tác với những người nối tiếng.
- Ngoài ra, các quy trình hợp tác khác nhau được thiết lập thông qua việc hiển thị thông tin người bán, hỗ trợ banner và phát hành các chương trình khuyến mãi và chất lượng người bán sẽ được cải thiện trong tương lai nhờ mô hình người bán hàng quyền lực.
Kế hoạch phát triển kinh doanh
Chiến lược tiếp cận thị trường toàn cầu
Ảnh 11 Chiến lược toàn cầu
- Khởi đầu từ Việt Nam, chúng tôi lên kế hoạch mở rộng ra khắp khu vực Đông Nam Á. Indonesia, Singapore, Cambodia, Malaysia và Thái Lan đều nằm trong tầm ngắm của chúng tôi. Thị trường thương mại trực tuyến ở các khu vực này có rất nhiều đặc điểm tương tự nhau.
- Ở Thía Lan, Indonesia, Malaysia và Việt Nam, những thị trường chính ở khu vực Đông Nam Á, Shopee đứng đầu và nắm rõ các đặc điểm này, có thể kể đến như giao dịch cá nhân trên Facebook hoặc thanh toán bằng tiền mặt (CoD)
- Payap đã nhận được khoảng đầu tư 200 triệu won từ Spring Camp (nhà đầu tư tổ chức), và chúng tôi đang lên kế hoạch cho việc tiến hàng Series A trong nửa đầu năm tới.
Lợi nhuận
Ảnh 12 Kế hoạch lợi nhuận
Đảm bảo doanh thu thông qua khoảng hoa hồng từ bán hàng.
Sau khi thành lập công ty, chúng tôi cũng lên kế hoạch cho việc thu lợi nhuận thông qua hợp tác với công ty giao hàng.
Trong giai đoạn ba, khi giới thiệu công cụ tìm kiếm và xây dựng hệ sinh thái cho nền tảng của mình, chúng tôi cũng lên kế hoạch thu phí cho dịch vụ giới thiệu và phát hành mô hình dịch vụ trả phí.
Rủi ro
- Theo chu kỳ tăng trưởng sản phẩm cho dịch vụ của chúng tôi, như cầu cốt lõi hiện tại là làm thế nào để vận hành thị trường mở trong giai đoạn phát triển bước đầu của thị trường trường thương mại điện tử.
- Kim Young-Duk, giám đốc của D-camp Center, hiện đang là cố vấn của PAYAP INC. Giám đốc Kim Young-duk từng giữ vị trí CTO và CMO tại Interpark. Sau đó, ông làm việc tại G-market dưới vai trò nhà đồng sáng lập. Thời gian tiếp theo, ông đảm nhận vị trí Tổng quản lý của Lotte Accelerator và hiện ông đang là người đứng đầu của D-Camp Center.
- Hiện tại, hiểu được nhu cầu của thị trường thương mại trực tuyến và môi trường tổng quan tại Việt Nam là rất cần thiết. Do ảnh hưởng về lâu dài sau đại dịch Corona, nghiên cứu thị trường và tiềm kiếm nhân sự tài năng là vô cùng khó khăn.